Rượu gạo là thức uống phổ biến ở nhiều quốc gia với lịch sử lâu đời. Được lên men từ gạo, rượu sở hữu hương vị phong phú và nồng độ cồn đa dạng, tùy thuộc vào phương pháp sản xuất. Vậy rượu gạo bao nhiêu độ? Cùng Rượu Tốt giải đáp và tìm hiểu về nồng độ của các loại rượu gạo hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!
Rượu gạo bao nhiêu độ?
Mỗi cách làm rượu và định lượng nguyên liệu khác nhau trong thành phần pha trộn sẽ tạo nên mức nồng độ khác nhau của rượu gạo. Chính vì vậy, nồng độ cồn tối đa của rượu gạo được quy định khác nhau ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ.
Rượu gạo Việt Nam, theo quy chuẩn quốc gia QCVN 6-3:2010/BYT về các sản phẩm đồ uống có cồn, % thể tích ethanol ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (20 độ C) không được nhỏ hơn 96%. Trên thực tế, nồng độ cồn của rượu gạo truyền thống có thể lên tới 60 đến 75 độ. Chỉ số này sẽ giảm xuống khi các người làm rượu pha chế thêm để tạo ra nồng độ thích hợp nhất là khoảng 30 đến 45 độ. Đây cũng là mức nồng độ được phép bán trên thị trường.
Nồng độ cồn các loại rượu gạo hiện nay
Rượu gạo, hay rượu trắng có những tên gọi khác nhau ở mỗi quốc gia. Loại rượu này được sản xuất tập trung ở khu vực Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. Dưới đây là bảng tổng hợp các loại rượu gạo hiện nay:
Rượu gạo |
Nồng độ cồn |
Tên gọi và thành phần |
Hương vị |
Việt Nam |
Rượu gạo tẻ: 30-40% Rượu gạo nếp: 35-45% |
Rượu gạo hay rượu trắng/đế/quốc lủi Gạo nếp/tẻ, men lá/thuốc bắc/vi sinh |
Ngọt thanh, thơm, hậu vị đậm, khá cay |
Hàn Quốc |
Rượu gạo thương mại: 6-9% Rượu gạo truyền thống: 12-18% |
Makgeolli Gạo, nước và men nuruk (bánh ngũ cốc) |
Màu trắng đục, khá ngọt, chứa hàng tỷ vi khuẩn có lợi cho sức khỏe |
Nhật Bản |
13-17% |
Sake, Awamori hay rượu nấu ăn Mirin Gạo sakamai hoặc shuzo kotekimai xay xát, nấm koji, nước và men |
Có thể khô, đắng, chát, chua, ngọt và đặc biệt là vị bột ngọt umami. Men rượu sake có thể tạo ra các nốt hương trái cây |
Trung Quốc |
8-20% |
Huangjiu Gạo nếp, nước và men lúa mì |
Ngọt, khô, umami, hơi cay và đắng chát |
Thái Lan |
<15% |
Sato Gạo nếp/khao niao và men gạo |
Vị hơi ngọt, đôi khi có chút hương trái cây và cay nhẹ |
Lào |
40-50% |
Lao Lao/Lao-hai Gạo nếp, men thảo mộc |
Vị ngọt, khá nồng nhưng cân bằng, hậu vị của lúa |
Campuchia |
20-50% |
Sraa Sor Gạo nếp và lá, rễ thảo mộc |
Vị ngọt nhẹ, hương đất, thảo mộc và gia vị |
Bảng tổng hợp các loại rượu gạo hiện nay
Rượu gạo là gì?
Rượu gạo là một loại thức uống có cồn được lên men từ gạo, chủ yếu là gạo nếp và gạo tẻ, có thể chưng cất hoặc không. Men rượu có thể được điều chế từ nhiều loại thảo dược như quế, cam thảo, bạch chỉ,... Từ thời xa xưa, rượu gạo đã được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, đậm đà. Đây cũng được coi là một loại rượu quý, thường được dùng để thiết đãi khách quý hoặc dùng trong các dịp đặc biệt như lễ cưới.
Xem thêm: Rượu nếp sữa
Tại Việt Nam và một số nước trên thế giới, rượu gạo được chia làm 5 loại chính dựa trên thành phần làm rượu và vùng miền:
- Rượu cần Thái Nguyên: Rượu có nồng độ từ 7-16%, được lên men từ nhiều loại ngũ cốc như gạo nếp, tẻ, sắn, ngô cùng các loại hạt như bo bo, ý dĩ. Men rượu được thêm vào trong quá trình sản xuất tạo ra từ là rừng, gừng hay thuốc bắc. Rượu cần sẽ đựng trong chum lớn và thưởng thức bằng cần tre/nứa.
- Rượu nếp cái hoa vàng: Được làm từ gạo nếp cái hoa vàng của vùng Tây Bắc, rượu thành phẩm có sắc vàng nhạt, hương vị ngọt thơm. Rượu này có thể ủ rất lâu, càng để lâu hương vị lại càng thêm đậm đà.
- Rượu nếp trắng: Đây là loại rượu được biết đến rộng rãi, nồng độ cao 35-45% ABV. Sau khi lên men, những hạt nếp trắng thơm, tròn trịa đem đến hương vị ngọt ngào, cay nồng. Hương vị bình dị của loại rượu này thường dùng để ngâm với nhân sâm hay thảo dược quý nhằm nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe.
- Rượu nếp cẩm: Rượu có màu đỏ tím nhạt, trong trẻo, nồng độ 30-35%, mang nhiều chất dinh dưỡng và protein. Hương vị ngọt ngào của rượu sẽ ngon hơn khi ướp lạnh hoặc thêm đá. Cơm rượu nếp với nồng độ thấp hơn được sử dụng trong ngày Tết Đoan Ngọ nhờ hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
- Rượu gạo tẻ: Loại rượu này sau khi nấu có thể đạt tới nồng độ 55-65%. Thông thường, người làm rượu sẽ pha loãng để cho ra nồng độ nhẹ nhàng hơn, từ 30 đến 40 độ C. Loại rượu này có thể ngâm cùng thảo dược để tăng nồng độ hoặc làm rượu thuốc.
Quy trình làm rượu gạo
Nguyên liệu làm rượu:
- Gạo nếp/tẻ đã loại bỏ vỏ trấu
- Bánh men
- Thùng/cột chưng cất
Rượu gạo truyền thống tại Việt Nam trải qua 5 bước chính. Đầu tiên, người ta sẽ ngâm gạo 30-40 phút trong nước để gạo mềm và nở ra. Sau đó, gạo sẽ được nấu thành cơm, đảm bảo các hạt chín đều, không quá khô. Thông thường, họ sẽ trộn 1 lít nước với 1kg gạo. Bước tiếp theo, cơm sẽ được trải đều trên một chiếc bàn nhôm dài, để nguội đến mức nhiệt 30-32 độ C.
Rắc đều một nửa men đã xay nhuyễn khi cơm còn ấm và trộn đều sau đó lặp lại lần nữa. Đây là bước yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm để đảm bảo hương vị của rượu thành phẩm. Công đoạn lên men và ủ rượu diễn ra trong kho lạnh khoảng. Nhiệt độ được kiểm soát ở 20-25 độ C.
Tiếp theo, rượu được chưng cất 3 lần. Lần 1 thu được rượu gốc, có nồng độ cao từ 55-65%. Phần rượu này không uống được, rất độc, thường được dùng làm rượu ngâm rắn hổ mang,... để loại bỏ độc tố. Lần thứ hai thu được rượu có nồng độ 35-45%, rất ngon, được dùng cho mục đích thương mại. Lần cuối vị rượu khá chua, nồng độ thấp, thường được pha với rượu gốc sau đó mới rao bán. Bước cuối cùng là khử độc và lão hóa bằng tháp chưng luyện (dùng để loại bỏ độc tố ở các nhiệt độ khác nhau).