Càng ngày, các loại rượu ngâm thủ công từ hoa quả càng trở nên phổ biến nhờ đặc tính dược liệu và cách làm dễ dàng. Trong đó, không thể không kể đến rượu Atiso. Trong bài viết này, cùng Rượu Tốt tìm hiểu Top 7 Cách Làm Hoa Atiso Ngâm Rượu Để Giải Độc Gan Hiệu Quả.
Tổng quan về rượu Atiso
Rượu Atiso được làm từ gì?
Đúng như tên gọi, rượu Atiso được làm từ Atiso. Tuy nhiên, Atiso được chia làm hai loại riêng biệt, lần lượt là Atiso xanh (Cynara Scolymus) và Atiso đỏ (Hibiscus Sabdariffa).
Atiso xanh (Cynara Scolymus) là một loại cây lâu năm giống cây kế, được người Pháp đưa vào Việt Nam những năm 1940. Hiện nay, nó được trồng phổ biến ở các tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc, và nổi tiếng nhất ở Đà Lạt nhờ điều kiện sinh trưởng thuận lợi. Giống atisô này có thể cao từ 1,5 - 2 mét khi trưởng thành hoàn toàn, với lá dài từ 50 đến 80 cm. Nhiều bộ phận của Atiso xanh đều có thể được sử dụng ngâm thành rượu Atiso có chức năng giải độc, cải thiện sức khỏe cực tốt.

Atiso đỏ (Hibiscus Sabdariffa) có nguồn gốc từ Tây Phi và mới nhập khẩu vào Việt Nam vào khoảng năm 1970. Cây phát triển mạnh ở vùng khí hậu nóng ẩm, được trồng rộng rãi ở các tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Khánh Hòa, v.v. Khi trưởng thành có hình dáng khá giống Atiso xanh, cao từ 1,5 - 2 mét. Tuy nhiên, hoa của cây này có màu đỏ sẫm ở đài hoa với vị chua nhẹ. Ở một số vùng của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới còn gọi Atiso đỏ là cây dâm bụt.
Ở Atiso đỏ, phần đài hoa là bộ phận thường được sử dụng để ngâm rượu atiso.
Rượu Atiso xanh và Atiso đỏ khác nhau như thế nào?
Dễ dàng thấy được, cách ngâm rượu hoa atiso xanh và atiso đỏ khác nhau ở thành phần. Trong khi rượu hoa atiso xanh được ngâm bằng cây atiso xanh, thì rượu atiso đỏ được ngâm bằng hoa của cây atiso đỏ (hay hoa dâm bụt).
Rượu tạo ra từ hai loài cây này cũng cho màu và hương vị khác nhau: Trong khi rượu ngâm hoa atiso xanh có màu hơi nâu ngả vàng, rượu Atiso đỏ (roselle) cho màu đỏ trong trẻo đẹp mắt. Rượu Atiso Xanh có vị ngọt tự nhiên với một chút đắng, thiên về hương thảo mộc. Hoa Atiso đỏ ngâm rượu cho cảm giác tươi mát hơn, với vị chua nhẹ dễ chịu.
Về công dụng, hoa Atiso ngâm rượu từ hai cây này cũng cho hiệu quả khác nhau.
Hoa Atiso ngâm rượu có tác dụng gì không?
Hoa Atiso ngâm rượu có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, bao gồm mát gan, giải độc, hỗ trợ hệ tiêu hoá và tuần hoàn hiệu quả.
- Cụ thể, Atiso xanh rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá. Rượu Atiso ngâm từ Atiso xanh cho một số lợi ích như:
- Làm mát và giải độc gan, điều hoà tiết mật;
- Hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe làn da;
- Hỗ trợ giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim;
- Hỗ trợ hạ huyết áp, phù hợp với người huyết áp cao; cân bằng lượng đường trong máu.
- Atiso đỏ (còn gọi là hoa dâm bụt, Roselle, Hibiscus) rất giàu chất chống oxy hóa như polyphenol, vitamin C và beta-carotene (tiền vitamin A). Các thành phần này có tác dụng chống lại các gốc tự do, giúp ngăn ngừa các bệnh như ung thư, bệnh tim và tiểu đường. Do đó, rượu Atiso được làm từ hoa atiso ngâm rượu có tác dụng:
- Giảm mỡ trong gan và bảo vệ gan.
- Hỗ trợ phòng ngừa ung thư.
- Hỗ trợ giảm cân bằng cách giảm cảm giác thèm ăn và giảm tích tụ mỡ.
Cách Làm Hoa Atiso Ngâm Rượu
Lưu ý trước khi tiến hành ngâm rượu Atiso
Hoa để ngâm rượu cần được lựa chọn kỹ để giúp rượu ngâm hoa Atiso để được lâu. Bí quyết là chọn hoa không bị dập nát hay có dấu hiệu khô héo. Đối với atiso xanh thì chọn những bông chưa nở. Hoa Atiso đỏ thì chọn những bông còn đài sẽ tươi hơn.
Khi rửa hoa, cần giữ nguyên phần cuống để hoa giữ được độ tươi tối đa. Sau khi đã rửa xong, cần cắt bỏ phần cuống này và loại bỏ nhuỵ hoa.
Đem hoa đi rửa qua với một lần nước. Ngâm hoa Atiso đỏ với nước muối loãng trong lần rửa thứ hai từ 20 - 30 phút để đảm bảo hoa đã được làm sạch các tạp chất.
Với hoa Atiso Xanh, cần ngâm với nước muối trong khoảng 2 giờ vì phần đài hoa dày dễ ngậm nhiều bụi hơn.
Rượu ngâm hoa atiso xanh nên là rượu có nồng độ trên 40 độ C. Ưu tiên sử dụng rượu gạo của Việt Nam.
Khử trùng bình ngâm rượu bằng cồn 80 độ hoặc nước sôi. Để ráo trước khi ngâm rượu hoa vào.
Cách ngâm rượu hoa atiso xanh

Nguyên liệu làm rượu Atiso xanh được chuẩn hoá theo công thức:
1kg hoa atiso xanh + 4 lít rượu trắng + 500g đường phèn/400g đường trắng
Cách làm:
Cho hoa Atiso xanh đã sơ chế và đường vào bình. Sắp xếp xen kẽ sao cho lớp đường phủ kín ở phần đáy và mặt bình (giúp tăng hiệu quả lên men hoa). Rót từ từ phần rượu đã chuẩn bị và ngâm từ 4-6 tháng là đã có thể sử dụng được.
Cách ngâm hoa atiso đỏ với rượu
Cách ngâm hoa Atiso tươi
Chuẩn bị: 1kg hoa atiso đỏ khô + 3 lít rượu + 400g đường phèn/350g đường trắng.
Cách làm: Tương tự như trên, xếp hoa và đường xen kẽ vào bình đựng. Sau đó đổ rượu vào xăm xắp mặt hoa và đường. Trong công thức này, bạn có thể đậy nắp bình bằng lá chuối khô để mùi rượu thành phẩm thơm hơn.
Để rượu Atiso ngâm trong khoảng 4 tháng là sử dụng được.
Ngâm rượu Atiso đỏ khô
Trong công thức này, cần thêm một bước nữa là phơi khô cánh hoa dâm bụt. Hoa dâm bụt nên được phơi khô bằng máy sấy để đạt được chất lượng và thời gian tối ưu khác. Nếu không có máy sấy, bạn có thể phơi hoa từ 1 - 2 ngày nắng to, sau đó sên qua hoa trên chảo nóng.
Tiếp tục tiến hành các bước tương tự như cách ngâm hoa Atiso tươi trong bình đựng.
Với cách ngâm hoa atiso đỏ khô, rượu chỉ cần để trong khoảng 3 - 4 tháng là đã có thể uống được. Đồng thời có thể để được lâu đến tối đa 6 tháng.
Ngâm rượu Atiso với mật ong và rượu
Trong thế giới y học cổ truyền và dinh dưỡng hiện đại, Atiso và mật ong luôn được biết đến như những thành phần quý giá. Rượu mật ong thậm chí đã từng được đề cập trong thần thoại Bắc Âu, khi thần Odin đã gia tăng sức mạnh của mình bằng cách uống rượu mật ong từ bầu ngực của dê thần khi còn nhỏ.
Cách ngâm rượu Atiso đỏ với mật ong và rượu là một cách làm mới lạ để gia tăng hương vị cho rượu mật ong. Công thức rất đơn giản, chỉ cần:
200g hoa Atiso đỏ khô + 1 lít mật ong rừng hoặc sáp mật ong + 1,5 lít rượu gạo nếp
Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào bình, đậy kín. Rượu Atiso ngâm theo cách này sau nửa tháng là có thể sử dụng được.
Tuy nhiên, cách ngâm hoa Atiso này vẫn còn gây tranh cãi liệu nó có thật sự đem lại hiệu quả bằng rượu mật ong ngâm nguyên chất không. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang cần sử dụng rượu mật ong để điều trị bệnh.
Ngâm rượu Atiso đỏ với đường (không rượu)
Do đặc tính của Atiso xanh hơi khó lên men và tạo ra nhiều vị đắng, người ta thường chọn ngâm rượu Atiso với hoa Atiso đỏ với đường mà không cần thêm rượu.
Công thức này yêu cầu thêm một bước so với cách làm truyền thống: Sau khi vớt hoa Atiso từ trong nước muối ra, cần tráng qua một lần hoa với nước ấm (khoảng 30 độ).
Để khô hoa Atiso. Sau đó bắt đầu mang đi ngâm với đường, theo thứ tự một lớp đường, một lớp hoa. Cứ làm thế cho đến hết rồi đóng chặt nắp lại, để nơi thoáng mát.
Sau 5 ngày đường tan hết, bạn có thể sử dụng phần nước chắt Atiso theo 3 cách:
- Uống trực tiếp
- Đun lên thành siro, để nguội rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Dùng dần để pha nước uống, làm bánh…
- Tiếp tục để trong khoảng 2 - 3 tháng để rượu Atiso lên men và thưởng thức.

Rượu Atiso ngâm từ cao Atiso
Chuẩn bị: 1 lít rượu trắng + 100g cao hoa Atiso.
Cách làm hoa cao Atiso
Cao hoa atiso là một loại cao được chiết xuất từ hoa atiso xanh (Cynara scolymus). Nó thường được sử dụng trong y học cổ truyền và thực phẩm chức năng nhờ nhiều tác dụng với gan và hệ tiêu hoá.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua cao hoa Atiso ở các cửa hàng trà uy tín, hoặc tự làm tại nhà theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị 1 kg hoa atiso tươi (hoặc 500g hoa atiso khô) + 3 lít nước + 200g đường phèn.
- Sau khi đã sơ chế, cắt nhỏ hoa atiso để dễ chiết xuất hoạt chất.
- Cho atiso vào nồi, thêm nước và đun lửa nhỏ trong 3–4 giờ. Khi nước cạn dần còn khoảng 1/3, lọc lấy nước, bỏ bã.
- Tiếp tục đun phần nước đã lọc ở lửa nhỏ trong khoảng 2 - 3 giờ cho đến khi hỗn hợp sệt lại thành cao (khoảng 2–3 giờ).
Khi đã có cao Atiso, tiến hành ngâm rượu hoa Atiso như sau:
- Đổ 500ml rượu gạo vào bình đã chuẩn bị
- Đun ấm 500ml rượu còn lại trên bếp (chỉ đun ấm để tránh nhạt rượu). Tiếp tục cho cao hoa Atiso vào đun cùng để hoà tan.
- Đổ thành phẩm vào bình rượu trước đó. Khuấy đều bằng đũa inox để hỗn hợp hoà tan.
Rượu Atiso này có thể dùng được ngay.
Atiso ngâm rượu - món ăn tuyệt vời cho sức khỏe

Không chỉ làm được thành rượu Atiso, hoa Atiso ngâm rượu vang trắng còn tạo nên một món ăn cực ngon miệng và tốt cho sức khỏe. Mời bạn tham khảo công thức sau (phù hợp cho khẩu phần 4 - 6 người ăn):
Chuẩn bị
- 4 hoa Atiso xanh lớn (Khoảng 500g)
- 3 thìa canh dầu ô liu
- 1 củ hẹ lớn, băm nhỏ
- 5 tép tỏi, băm nhỏ
- 220ml rượu vang trắng khô
- 350ml nước dùng gà
- Một quả chanh
- 1 thìa cà phê muối
- Hạt tiêu đen xay, húng tây thái nhỏ, lá nguyệt quế (nêm nếm vừa ăn)
Hướng dẫn làm
- Bước 1: Ngâm hoa Atiso đã sơ chế vào nước với một ít nước cốt chanh, để trong khoảng 5 phút giúp giảm đắng và làm sạch hoa.
- Bước 2: Cho dầu oliu vào chảo. Thêm hành tím, cà rốt và cần tây. Để lửa vừa trong 5 - 10 phút cho đến khi chúng mềm đi.
- Bước 3: Thêm hoa atiso và tỏi. Nêm muối và hạt tiêu theo khẩu vị. Đảo đều tay trong 2 - 3 phút trước khi thêm rượu. Sau khi thêm rượu, giữ lửa to để rượu vơi bớt một nửa.
- Bước 4: Thêm nước dùng, húng tây và lá nguyệt quế. Đậy nắp lại, để lửa liu riu trong khoảng 10 - 12 phút cho đến khi atisô chín mềm.
- Bước 5: Nếm thử lần cuối và điều chỉnh gia vị theo ý thích của bạn. Cho ra đĩa và thưởng thức.
Ai nên sử dụng hoa Atiso ngâm rượu?
Với các đặc tính dược liệu và lợi ích sức khỏe đáng kể, rượu atisô phù hợp với những người bị các vấn đề về gan liên quan đến nhiệt, cholesterol cao và huyết áp cao. Ngoài ra, Atiso ngâm rượu từ Atiso xanh sẽ có hương vị đắng hơn. Nên các chị em phụ nữ có thể cân nhắc cách ngâm hoa Atiso đỏ với rượu thì sẽ cho mùi vị chua ngọt nhẹ nhàng, dễ uống hơn.
Bên cạnh việc ngâm rượu, chúng ta cũng có thể sử dụng Atisô dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như hoa tươi để nấu súp, hoa và lá phơi khô để làm trà atisô…
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều rượu Aitso có thể dẫn đến tác dụng phụ, làm thận và gan hoạt động quá mức. Hoa Atiso ngâm rượu nên được sử dụng với liều lượng phù hợp là 1 ly (5ml) mỗi ngày.

Ai không nên uống hoa Atiso ngâm rượu?
- Vì atiso thuộc họ Cúc, những người bị dị ứng với trà/rượu hoa cúc cũng nên tránh sử dụng rượu Atiso
- Các tác dụng phụ của atiso bao gồm tiêu chảy và đau bụng, khiến nó không phù hợp với những người có thể trạng lạnh hoặc dạ dày nhạy cảm.
- Những người bị mất cân bằng nội tiết tố nên kiêng uống rượu Atiso đỏ vì nó có thể gây ra tác dụng phụ về nội tiết tố.
- Những người bị sỏi thận nên tránh uống atiso ngâm rượu do nó có hàm lượng oxalate cao
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng hoa Atiso ngâm rượu
- Tránh uống rượu hoa Atiso vài ngày trước khi phẫu thuật hoặc các thủ thuật nhỏ.
Trên đây, Rượu Tốt vừa gọi ý cho bạn 7 cách làm hoa Atiso ngâm rượu. Ghé trang tin tức của chúng tôi để đọc thêm nhiều kiến thức về rượu hay ho khác.
Xem các sản phẩm rượu ngoại tại: Cửa hàng rượu ngoại.