“Rượu lựu” đang trở thành xu thế được ưa chuộng trên toàn thế giới. Nó dễ làm, dễ uống và cũng mang lại cực nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cùng Rượu Tốt tìm hiểu cách ngâm rượu lựu giúp gìn giữ tuổi xuân trong bài viết ngay dưới đây.
Ngâm rượu lựu - Công dụng giữ gìn tuổi xuân
Từ thời ông bà, rượu đã không chỉ đơn giản là một thức uống để giải trí. Rượu hoa quả ngâm có những lợi ích sức khỏe kỳ diệu. Nếu bạn đã từng biết đến khả năng chống oxy hóa ở rượu vang đỏ, thì lần này hãy chuẩn bị tinh thần để biết đến một loại rượu còn có tác dụng mạnh mẽ hơn.
Lựu, hay còn được gọi là “siêu trái cây” là nguồn cung cấp dưỡng chất tuyệt vời. Nó bổ sung cho cơ thể các loại vitamin C, A, E và B5, kali, axit folic, sắt và chất xơ, đồng thời lại cực ít calo. Không chỉ vậy, việc bổ sung lựu vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể bạn nhiều polyphenol hơn đáng kể so với việc uống rượu vang đỏ hay trà xanh! Polyphenol còn được biết đến là một dạng chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại nhiều loại bệnh khác nhau và làm chậm các dấu hiệu lão hóa.
Vậy câu hỏi đặt ra là, rượu ngâm lựu thì có tốt không?
Chúng tôi đã có bài viết chi tiết về công dụng của rượu ngâm lựu. Mời bạn đọc: Quả lựu ngâm rượu có tác dụng gì đặc biệt?
Cách ngâm rượu lựu
Chuẩn bị nguyên liệu
Bạn có thể ngâm rượu bao nhiêu tùy thích. Tuy nhiên, cần chú ý điều chỉnh liều lượng theo công thức ngâm rượu lựu sau:
500 gam lựu - 50 gam đường phèn - 1 lít rượu trắng
Hoặc: 500 gam lựu - 500 gam đường trắng - 1 lít rượu trắng
Các bước ngâm rượu lựu
Bước 1: Sơ chế lựu
Tách hạt lựu ra khỏi quả, loại bỏ phần vỏ và màng trắng bên trong.
Khi tách hạt lựu, hãy cẩn thận để không làm vỡ hạt bởi sẽ khiến rượu bị đắng và mất đi vị ngon tự nhiên.
Bước 2: Ngâm lựu
Xếp hạt lựu vào trong hũ thủy tinh. Với mỗi lớp hạt (khoảng 1cm) thì rải một lớp đường. Lặp lại các thao tác đến khi hết phần nguyên liệu đã chuẩn bị.
Lưu ý, lớp đầu tiên và cuối cùng đều là đường. Đường cần phủ kín mặt lựu ở bên trên và dưới
Đổ rượu trắng lên trên cùng.
Bước 3. Đóng kín và bảo quản
Dùng màng bọc thực phẩm bịt miệng nắp, tiếp tục đậy kín hũ bằng nắp bình đã chuẩn bị.
Thời gian ngâm rượu hạt lựu
Đối với rượu lựu được ngâm cùng rượu trắng, để trong 1 tháng là có thể uống. Nếu bạn để lựu lên men với đường trắng không, nên ngâm rượu lựu trong ít nhất 3 tháng. Thời gian ngâm càng lâu, hương vị rượu lựu càng nồng đậm, màu sắc càng bắt mắt.
Sau thời gian ngâm, bạn có thể lọc bỏ hạt và chỉ giữ lại phần nước rượu. Rượu hạt lựu có thể được dùng để uống trực tiếp hoặc làm thành phần cho các loại cocktail.
Lưu ý khi ngâm và sử dụng rượu lựu
Để đảm bảo rượu lựu ngâm có chất lượng tốt nhất và an toàn khi sử dụng, dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ:
- Chọn lựu chua, hoặc chua ngọt. Lựu càng tươi thì hương vị rượu lựu sẽ càng ngon. Tuyệt đối không sử dụng những quả có dấu hiệu mốc, hư hỏng
- Dùng rượu có nồng độ cồn thấp (dưới 20 độ/40% ABV). Có thể là rượu gạo hoặc rượu soju (vị nguyên bản)
- Sử dụng bình thủy tinh sạch, lau khô hoặc đã được khử trùng bằng rượu mạnh
- Bảo quản rượu lựu nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp
- Không sử dụng rượu có dấu hiệu mốc, bốc mùi khó chịu, rượu trong bình không được đậy kín
- Sử dụng một cách điều độ. Với những người có bệnh về tim mạch hay các bệnh về đường huyết, chỉ nên sử dụng 1-2 chén nhỏ/tuần. Phái nữ có thể uống 5-10ml rượu lựu ngâm mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chưa bao giờ “ngon, bổ, rẻ” lại có một minh chứng sống động đến vậy. Trên đây là cách ngâm rượu lựu giúp gìn giữ tuổi xuân. Rượu Tốt chúc bạn thật nhiều sức khỏe, và đừng quên ghé trang tin tức của chúng tôi để đọc thêm nhiều kiến thức hay ho về rượu mỗi ngày nhé!