Hiện nay, việc quảng cáo rượu trên Facebook, TikTok chỉ áp dụng cho một số loại rượu có nồng độ cồn thấp, với nhiều điều kiện nghiêm ngặt kèm theo. Trong khi đó, rượu từ 15 độ trở lên bị cấm quảng cáo hoàn toàn trên bất kể nền tảng nào. Bài viết sau sẽ giúp bạn nắm rõ những điểm cần lưu ý khi quảng cáo rượu trên mạng xã hội, từ luật pháp đến thực tế triển khai.
Quy định pháp luật Việt Nam về quảng cáo rượu trên nền tảng số
Theo Điều 32 Luật Quảng cáo 2012 và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 24/2020/NĐ-CP, việc quảng cáo đồ uống có cồn tại Việt Nam được quy định như sau:
Rượu từ 15 độ trở lên – Cấm quảng cáo hoàn toàn
Các loại rượu mạnh như Chivas, Johnnie Walker, Hennessy, Vodka Absolut… (có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên) không được phép quảng cáo dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm:
- Trực tiếp: trên báo, truyền hình, mạng xã hội, website, biển quảng cáo.
- Gián tiếp: tài trợ sự kiện, tổ chức minigame, livestream giới thiệu sản phẩm.
Tất cả các hình thức trên đều vi phạm quy định pháp luật hiện hành.
Rượu dưới 15 độ và bia - Được quảng cáo có điều kiện
Các loại như rượu vang, cocktail đóng chai, bia chai/lon… nếu có độ cồn dưới 15° thì vẫn được phép quảng cáo. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải đảm bảo đủ 3 điều kiện bắt buộc:
- Có cảnh báo sức khỏe rõ ràng: Ví dụ: “Người dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia”, chiếm ít nhất 10% diện tích khung hình.
- Không nhắm tới người dưới 18 tuổi: Không sử dụng hình ảnh học sinh, người trẻ, âm nhạc tuổi teen hoặc ngôn ngữ thu hút giới trẻ.
- Có biện pháp giới hạn độ tuổi hiển thị: Khi chạy quảng cáo online, doanh nghiệp cần có cách kiểm soát để người dưới 18 tuổi không xem được. (Ví dụ: hiển thị bảng xác nhận độ tuổi hoặc chỉ cho tài khoản đủ 18 tuổi trở lên nhìn thấy)
Chính sách của Facebook và TikTok đối với quảng cáo đồ uống có cồn
Mỗi nền tảng mạng xã hội đều đặt ra những nguyên tắc riêng khi cho phép hiển thị quảng cáo rượu, tùy theo mức độ kiểm soát nội dung và độ tuổi người dùng. Dưới đây là những chính sách cơ bản của Facebook và Tiktok đối với quảng cáo đồ uống có cồn:
Nền tảng |
Được phép quảng cáo hay không? |
Điều kiện |
Facebook |
Có |
- Đối tượng hiển thị từ 18 tuổi trở lên.
- Không dùng hình ảnh uống rượu quá mức, lái xe, say xỉn, mất kiểm soát.
- Tuân thủ luật Việt Nam. |
TikTok |
Có (hạn chế) |
- Chỉ hiển thị với người đủ 18 tuổi.
- Không được bán hàng trực tiếp qua livestream hoặc video.
- Không sử dụng hình ảnh người dưới 25 tuổi đang uống rượu hoặc khuyến khích uống rượu.
- Doanh nghiệp phải đăng ký thông tin thương hiệu, khu vực quảng cáo và nồng độ cồn sản phẩm. |
Những nội dung rượu bị cấm hiển thị hoặc hạn chế trên mạng xã hội
Theo quy định tại Luật Quảng cáo 2012 và các nghị định hướng dẫn như Nghị định 24/2020/NĐ-CP, khi tạo nội dung liên quan đến rượu trên mạng xã hội, doanh nghiệp và cá nhân cần lưu ý hai nhóm nội dung: bị cấm hoàn toàn và cần giới hạn độ tuổi người xem.
Nội dung bị cấm hoàn toàn:
- Quảng cáo nhắm đến người dưới 18 tuổi, bao gồm việc dùng hình ảnh học sinh, người trẻ hoặc sử dụng ngôn ngữ thu hút đối tượng vị thành niên.
- Các cảnh sử dụng rượu bia khi đang điều khiển phương tiện giao thông, say xỉn.
- Livestream bán rượu nếu không có giấy phép.
- Chương trình khuyến mãi như tặng rượu, minigame, hoặc ưu đãi kiểu “mua 1 tặng 1” đều bị xem là vi phạm.
Nội dung phải giới hạn độ tuổi (chỉ hiển thị cho người từ 18 tuổi trở lên):
- Video hoặc bài viết giới thiệu sản phẩm, đánh giá hương vị.
- Livestream mở hộp sản phẩm, review rượu, chia sẻ cảm nhận. Các nội dung này phải cài đặt bộ lọc tuổi khi đăng trên nền tảng số.

Các lỗi vi phạm thường gặp và mức xử phạt khi kinh doanh rượu qua mạng xã hội không đúng quy định
Kinh doanh rượu qua mạng ngày càng phổ biến, nhưng nếu không tuân thủ đúng quy định, cá nhân và doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, Luật Quảng cáo, và các nghị định hướng dẫn như Nghị định 117/2020/NĐ-CP, Nghị định 38/2021/NĐ-CP, Nghị định 24/2020/NĐ-CP. Dưới đây là bảng tổng hợp các mức phạt phổ biến theo từng hành vi cụ thể để bạn dễ dàng theo dõi và điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp.
Lỗi vi phạm |
Cá nhân |
Tổ chức |
Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên |
50 – 70 triệu đồng |
100 – 140 triệu đồng |
Quảng cáo rượu < 15° nhưng không có cảnh báo |
20 – 30 triệu đồng |
40 – 60 triệu đồng |
Bán rượu online không kiểm soát độ tuổi |
5 – 10 triệu đồng + có thể bị tước giấy phép |
10 – 20 triệu đồng
Có thể bị tước giấy pháp kinh doanh 1–3 tháng tùy mức độ vi phạm
|
Livestream bán rượu không xin phép hoặc không gắn cảnh báo |
10 – 15 triệu đồng |
20 – 30 triệu đồng |
Tham khảo quy định xử phạt các hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo tại: Nghị định 38/2021/NĐ-CP
Giải đáp vướng mắc thường gặp khi bán rượu qua Internet
Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến mà các cá nhân, doanh nghiệp thường gặp khi kinh doanh rượu qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook/TikTok. Hiểu rõ các quy định sẽ giúp bạn kinh doanh rượu online một cách yên tâm và đúng luật.
1. Có được livestream bán rượu không?
Có, nhưng chỉ với rượu dưới 15 độ cồn. Livestream cần có cảnh báo sức khỏe và chặn người dưới 18 tuổi xem. Riêng TikTok hiện không cho phép bán hàng trực tiếp qua livestream.
2. Rượu handmade có được quảng cáo không?
Chỉ được quảng cáo nếu đã có giấy phép sản xuất và kiểm nghiệm theo quy định. Tuy nhiên, nếu rượu có nồng độ từ 15 độ trở lên thì vẫn bị cấm quảng cáo, dù là rượu thủ công.
3. Muốn chạy quảng cáo rượu thì cần chuẩn bị những gì?
Trên Facebook, bạn cần điền biểu mẫu “Alcohol Ads” để đăng ký nội dung. TikTok yêu cầu khai báo thương hiệu, khu vực phân phối và nồng độ cồn sản phẩm trước khi xét duyệt quảng cáo.
4. Nên đặt độ tuổi mục tiêu bao nhiêu khi chạy quảng cáo?
Tối thiểu là từ 18 tuổi, nhưng để hạn chế rủi ro bị từ chối quảng cáo hoặc kiểm duyệt gắt gao, nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn đặt mức từ 25 tuổi trở lên.
5. Nếu lập nhóm kín để chia sẻ review rượu thì có vi phạm không?
Không vi phạm, miễn là nhóm không rao bán rượu, không livestream giao dịch và không hướng đến người dưới 18 tuổi. Nội dung trải nghiệm cá nhân vẫn được phép.
Trên đây là những điều doanh nghiệp cần biết khi bắt đầu quảng cáo rượu trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok. Doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu kỹ quy định trước khi triển khai để đảm bảo nội dung quảng cáo hợp pháp và phù hợp.