Kể từ khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 có hiệu lực, pháp luật Việt Nam đã cho phép bán rượu bia online nếu đáp ứng đủ điều kiện. Nhờ đó, việc kinh doanh đồ uống có cồn trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki ngày càng phổ biến. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về xu hướng kinh doanh và các quy định pháp lý cần lưu ý cho doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý và điều kiện kinh doanh rượu bia trên sàn thương mại điện tử
Theo quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14, cùng với các nghị định liên quan về thương mại điện tử, cá nhân hoặc tổ chức muốn bán rượu bia qua mạng cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đúng ngành nghề.
- Có giấy phép bán lẻ rượu nếu sản phẩm có độ cồn từ 5,5% trở lên.
- Có giấy tự công bố sản phẩm, phiếu kiểm nghiệm, tem nhập khẩu hoặc tem thuế (nếu là rượu nhập khẩu).
- Thông tin sản phẩm phải minh bạch: xuất xứ, thành phần, nồng độ cồn, cảnh báo sức khỏe (theo Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa).
Xem thêm thông tin về luật phòng/ chống tác hại bia rượu đầy đủ nhất tại: Luật số 44/2019/QH14
Quy định của các sàn thương mại điện tử phổ biến khi đăng bán rượu bia
Gần đây, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada và Tiki đều bắt đầu siết chặt việc đăng bán rượu bia và yêu cầu khắt khe hơn về giấy tờ. Dưới đây là so sánh thực tế giữa Shopee, Lazada và Tiki để bạn dễ áp dụng.
Những quy định chung trên Shopee, Lazada, Tiki
- Người mua phải từ 18 tuổi trở lên.
- Thanh toán phải qua hình thức điện tử (chuyển khoản, VNPay...). Không được sử dụng thanh toán khi nhận hàng (COD).
- Thông tin bắt buộc phải ghi rõ trên sản phẩm: nồng độ cồn (%), dung tích, hạn sử dụng, cảnh báo sức khỏe.
- Bắt buộc có giấy tờ pháp lý.
- Cấm dùng ngôn từ khuyến khích uống rượu bia.
Những điểm khác biệt trong quy định giữa Shopee - Lazada - Tiki
Tiêu chí |
Shopee |
Lazada |
Tiki |
Cho phép bán |
Bia và rượu dưới 15% độ cồn |
Tương tự Shopee |
Cả bia và rượu mạnh |
Không cho phép |
Cấm hoàn toàn các loại rượu mạnh |
Tương tự Shopee |
Không cấm, nhưng kiểm duyệt và yêu cầu giấy tờ rất chặt |
Yêu cầu giấy tờ |
Cần giấy phép kinh doanh phù hợp, thông tin rõ ràng |
Tương tự Shopee |
Yêu cầu thêm giấy phép bán lẻ rượu, tem nhập khẩu hoặc tem thuế |
Xác minh độ tuổi |
Khi xem sản phẩm |
Khi đăng và mua sản phẩm |
Kiểm tra độ tuổi cả khi mua và khi giao hàng |
Thanh toán |
Cấm COD |
Khuyến khích thanh toán online |
Bắt buộc thanh toán online với mọi đơn có rượu/bia |
Hạn chế khi quảng cáo và hiển thị sản phẩm rượu trên sàn TMĐT
Từ khi nào các sàn bắt đầu cho phép bán rượu?
- Trước 2020, các sàn thương mại điện tử không cho phép đăng bán rượu, đặc biệt là rượu mạnh, do pháp luật chưa cho bán rượu online.
- Từ ngày 01/01/2020, Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 chính thức có hiệu lực. Luật này cho phép bán rượu bia qua mạng, nhưng phải đáp ứng các điều kiện nhất định như đã đề cập ở trên.
Từ thời điểm đó:
- Tiki là sàn đầu tiên mở bán rượu mạnh (cuối 2020), hợp tác với hãng rượu Moet Hennessy.
- Shopee và Lazada chỉ mở bán bia và rượu nhẹ dưới 15% độ cồn. Cho tới thời điểm hiện tại vẫn không cho phép đăng bán rượu mạnh (trên 15%).
Hạn chế khi hiển thị và quảng cáo sản phẩm rượu
Bảng giá |
Shopee |
Lazada |
Tiki |
Quảng cáo rượu mạnh (>15%) |
Không hỗ trợ |
Không hỗ trợ |
Không hỗ trợ nhưng cho phép bán |
Quảng cáo bia / rượu nhẹ (<15%) |
Không hỗ trợ |
Có, nếu ảnh có cảnh báo sức khỏe |
Có, bắt buộc chèn cảnh báo vào ảnh |
Hiển thị ở vị trí nổi bật (trang chủ, flash sale...) |
Không áp dụng với sản phẩm có cồn |
Có thể nếu quảng cáo hợp lệ |
Rượu mạnh không hiển thị. Bia/rượu nhẹ có thể nếu đạt yêu cầu |
Tìm kiếm sản phẩm |
Có thể bị ẩn nếu không gõ đúng tên |
Hiển thị bình thường |
Có thể hiển thị, rượu mạnh kiểm duyệt chặt hơn |
Lưu ý gì về hình ảnh nội dung đăng tải?
- Chỉ sử dụng ảnh sản phẩm đơn giản, như chai, lon hoặc hộp, đặt trên nền trắng hoặc nền trung tính.
- Không sử dụng hình ảnh có người uống, cụng ly, tiệc tùng, trẻ em, phương tiện giao thông.
- Các câu cảnh báo được chấp nhận gồm một trong những nội dung sau:
“Uống rượu bia có thể gây tai nạn giao thông.”
“Uống rượu bia có hại cho sức khỏe.”
“Không uống rượu bia khi đang mang thai.”

Gợi ý cách kinh doanh an toàn trên sàn thương mại điện tử
Trên thực tế, nhiều người bán rượu bia bị sàn từ chối duyệt sản phẩm vì thiếu giấy phép, mô tả sai nội dung, dùng ảnh vi phạm hoặc quên bật xác nhận độ tuổi. Để tránh các lỗi thường gặp này, bạn nên thực hiện đầy đủ 6 bước sau.
1. Chọn đúng sàn cho sản phẩm bạn bán
Mỗi sàn có quy định khác nhau. Nếu bạn bán bia hoặc rượu nhẹ (dưới 15% độ cồn), có thể chọn Shopee, Lazada hoặc Tiki.
Nếu bán rượu mạnh (từ 15% trở lên), chỉ nên chọn sàn Tiki.
2. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trước khi đăng
Hãy có sẵn các loại giấy tờ như: giấy phép kinh doanh, giấy tự công bố, phiếu kiểm nghiệm.
3. Cài đặt giới hạn độ tuổi và thanh toán online
Khi tạo sản phẩm, nhớ bật xác nhận độ tuổi và chọn hình thức thanh toán online.
4. Lựa chọn đơn vị vận chuyển
Nếu sản phẩm là chai thủy tinh, nên đóng gói chắc chắn và dán nhãn "Hàng dễ vỡ". Nên chọn đơn vị vận chuyển cho phép giao hàng có cồn.
5. Theo dõi thông báo cập nhật từ sàn thường xuyên
Sàn có thể gửi cảnh báo nếu sản phẩm bạn bán vi phạm chính sách. Người bán cần kiểm tra định kỳ để xử lý kịp thời, tránh bị khoá sản phẩm.
6. Giữ lại hóa đơn và các giấy tờ liên quan
Nên lưu trữ các hóa đơn, tem, giấy tờ lô hàng trong ít nhất 6 tháng để dễ dàng đối chiếu khi cần.
Xem thêm về quy định kinh doanh rượu trên mạng xã hội: https://ruoutot.net/quang-cao-ruou-tren-facebook-va-tiktok
Kinh doanh rượu bia trên sàn thương mại điện tử là một cơ hội tiềm năng, nhưng cũng đi kèm với nhiều ràng buộc pháp lý và quy định riêng của từng nền tảng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả và đúng luật.