Bia Thầy Tu (hay Trappist) là loại bia được nấu và bán bởi các tu sĩ thuộc dòng Trappist, hoặc bởi những người đã được cấp phép chính thức từ dòng tu này. Đây là định nghĩa được tuyên bố bởi Tòa án Thương mại và Buôn bán Bỉ tại thành phố Ghent, vào ngày 28 tháng 2 năm 1962. Bia Thầy Tu có nguồn gốc từ Bỉ - một quốc gia có diện tích nhỏ - nhưng lại sở hữu những loại bia độc đáo, ấn tượng tầm cỡ quốc tế.
Ngày nay, Bia Thầy Tu được Hiệp hội Trappist Quốc tế (International Trappist Association) chịu trách nhiệm bảo vệ tên gọi và cấp quyền sử dụng logo “Authentic Trappist Product” (Sản phẩm Trappist chính hiệu). Tính đến năm 2024, trên thế giới có chưa đến 15 tu viện đang sản xuất bia Thầy Tu. Nói cách khác, chỉ những loại bia nấu tại các tu viện này, dưới sự giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của tu sĩ, mới đủ tiêu chuẩn để được gọi là bia Thầy Tu chính hiệu.
Một số tu viện nổi tiếng kèm loại bia Thầy Tu được sản xuất có thể kể đến bao gồm:
Tại Bỉ: (6 tu viện)
- Tu viện Abbaye Notre-Dame de Scourmont (Bia Thầy Tu Chimay)
- Tu viện Abbaye Notre-Dame d’Orval (Bia Thầy Tu Orval)
- Tu viện Abbaye Notre-Dame de St. Remy (Bia Thầy Tu Rochefort)
- Tu viện Abdij der Trappisten Westmalle (Bia Thầy Tu Westmalle)
- Tu viện Sint-Sixtusabdij Westvleteren (Bia Thầy Tu Westvleteren)
- Tu viện Abdij Sint Benedictusbergm (Bia Thầy Tu Achel)
Tại Hà Lan: (2 tu viện)
- Abdij Onze Lieve Vrouw van Koningshoeven (Bia Thầy Tu La Trappe)
- Abdij Maria Toevlucht (Bia Thầy Tu Zundert)
Tại Áo: 1 tu viện Engelszell Abbey (Engelszell)
Tại Anh: 1 tu viện Trappist Order (Mount St. Bernard)
Tại Ý: 1 tu viện Tre Fontane Abbey (Tre Fontane)
Giá các loại bia Thầy Tu hiện nay khá đa dạng, dao động trong khoảng từ 70K đến gần 300K VND, tuỳ theo từng dòng. Tham khảo bảng giá bia Thầy Tu theo chai dưới đây.
Bia Thầy tu | Giá bia Thầy tu |
Bia Chimay | 90.000 - 280.000 |
Trappistes Rochefort | 108.000 - 130.000 |
Bia La Trappe | 70.000 - 105.000 |
Bia Westmalle | Từ 89.000 |
Giá bia Thầy Tu tại Rượu Tốt (đvt: VND)
Về chất lượng, các dòng bia Thầy tu đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn và quy trình sản xuất chất lượng cao. Việc giá thành có sự chênh lệch cơ bản thường đến từ dung tích, hương vị, điểm đặc biệt trong nhiên liệu, kỹ thuật sản xuất, số lượng bày bán và khả năng tiếp cận với từng thị trường. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm chai rượu chính hãng bạn cầm trong tay xứng đáng với số tiền mà bạn bỏ ra.
Mua các loại bia rượu nhập khẩu tại Rượu Tốt để được cam kết 3 tiêu chí sau:
Xem thêm nhiều sản phẩm khác tại: Cửa hàng rượu ngoại.
Cách hiểu đơn giản nhất: Chỉ bia được sản xuất bởi các tu sĩ dòng Xitô mới được gọi là “bia Thầy Tu”, còn các loại bia mang phong cách Trappist sẽ được gọi là “bia abbey”.
Chi tiết hơn, thì Bia tu viện (hay bia abbey) là loại bia mang tính khái quát và không bị ràng buộc bởi quy định sản xuất cụ thể nào. Bia abbey có thể thực sự được nấu trong một tu viện, hoặc cũng có thể được sản xuất bởi một nhà máy bia ngoài đời không liên quan đến tôn giáo; nó cũng có thể được sản xuất bởi đủ mọi quy mô – từ các xưởng bia nhỏ lẻ đến tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới, như AB InBev (xem bia Leffe). Tuy nhiên, bia tu viện vẫn liên quan ít nhiều đến tôn giáo ở chỗ: phải mua bản quyền sử dụng tên của một tu viện có thật.
Ngược lại, cụm từ “bia tu viện” chỉ được dùng độc quyền cho những loại bia được nấu bởi các tu viện thuộc Dòng Xitô Nhặt Phép (Cistercians of the Strict Observance), còn gọi là dòng Trappist.
Để điều kiện được gắn dấu lục giác “Authentic Trappist Product” của Hiệp hội Trappist Quốc tế và mang danh hiệu “Trappist”, bia Thầy Tu phải tuân thủ nghiêm ngặt ba điều kiện sau:
1. Nhà máy bia phải đặt bên trong khuôn viên tu viện
2. Việc sản xuất bia phải do các tu sĩ trực tiếp đảm nhiệm, hoặc ít nhất phải dưới sự giám sát của họ
3. Bia không được sản xuất nhằm mục đích lợi nhuận – toàn bộ doanh thu phải được dùng để duy trì cộng đồng tu sĩ hoặc đóng góp cho các hoạt động từ thiện.
Xem thêm: Bia Bỉ.
Dù các dòng bia Thầy Tu có ảnh hưởng rõ rệt đến giới nấu bia toàn cầu, bia Thầy Tu không đại diện cho một phong cách bia duy nhất. Một số dòng bia abbey có màu nhạt, một số thì đậm; có loại ngọt, nhưng phần lớn là khô. Một số được lên men tiếp trong chai, số khác lại được lọc kỹ.
Tuy nhiên, các loại bia Thầy Tu thường có một vài đặc điểm chung:
Trên những đặc điểm chung này, bia Thầy Tu bao gồm 3 loại tiêu biểu là Dubbel, tripel, và quadrupel. Dù tên gọi “dubbel” và “tripel” có nguồn gốc không rõ ràng, người ta thường hiểu rằng số thứ tự càng lớn thì độ cồn càng cao.
Dubbel (hoặc double) là dòng ale sẫm màu – thường là nâu hạt dẻ, rất thịnh hành tại Bỉ. Độ cồn bia Thầy Tu này dao động từ 6% đến 7,5%. Chúng thường khô về mặt kỹ thuật, nhưng lại mang vị ngọt nhẹ của caramel khi uống. Đường candi đậm được nấu cháy kỹ không chỉ tạo màu mà còn mang đến hương vị trái cây giống nho khô, ít đắng. Dubbel là loại bia lý tưởng để dùng cùng các món chiên, nướng hoặc áp chảo.
Tripel (triple) là bia Thầy Tu ale vàng đậm, mạnh, do Westmalle tiên phong phát triển. Tripel có màu vàng ánh đồng và độ cồn từ 7% đến 10%, thường ổn định quanh mức 9%. Những loại ngon nhất ít đường dư, nhưng vẫn có vị ngọt nhẹ từ ngũ cốc. Hương hoa bia dịu nhẹ, hoà quyện tốt; vị đắng nhẹ và độ ga cao tạo cảm giác sảng khoái. Dù mạnh, bia Thầy Tu này vẫn tinh tế và rất hợp dùng kèm nhiều món ăn khác nhau.
Ví dụ: Bia La Trappe.
Quadrupel là tên gọi cho những dòng bia đậm vị, mạnh hơn dubbel và tripel, với độ cồn lên tới 14%. Tuy nhiên đây không phải dòng bia thầy tu thường thấy của Bỉ, mà được sản xuất bởi các nhà nấu bia thủ công. Giống như rượu Zinfandel ở California, một số quad có vị mận, sung khô rất cuốn hút; nhiều loại lại chỉ đơn thuần là nặng và gắt. Với người Bỉ truyền thống, đây không còn là “bia Bỉ” – nhưng với fan bia ở Mỹ, Brazil hay Đan Mạch, quad vẫn là một lựa chọn đầy mê hoặc. Bia tu viện này rất hợp ăn kèm thịt cừu hoặc thịt rừng.
Single hay Patersbier là dòng bia Thầy Tu nhẹ nhất, mang đậm phong cách Bỉ nhưng hiếm gặp. Đây là loại bia các tu sĩ Trappist nấu để tự dùng – thân bia nhẹ, độ cồn hiếm khi vượt 5%. Các phiên bản gốc không được thương mại hóa, nhưng một số nhà nấu bia sau khi nếm thử tại tu viện đã lấy cảm hứng để tái hiện phong cách nhẹ nhàng và tinh tế này.
Vào thời Trung Cổ, các tu viện miền Nam đa số đều trồng nho để làm rượu vang. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ dịch bệnh đang hoành hành, và người ta biết nước lại tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Bia là thức uống duy nhất (theo họ) có thể làm chết hết vi khuẩn. Vì vậy, các tu viện trồng ngũ cốc ở miền Bắc dần lan rộng. Các tu sĩ cũng chuyển từ làm rượu sang nấu bia để phục vụ nhu cầu hàng ngày.
Dòng Xitô, thành lập từ thế kỷ 12, là lực lượng tiên phong trong làn sóng này. Đến thế kỷ 17, tại tu viện Abbaye de la Trappe ở Normandy, một nhánh khắt khe hơn được hình thành: Dòng Xitô Nhặt Phép, còn gọi là dòng Trappist. Tại miền Bắc nước Pháp, những tu sĩ Trappist không chỉ nấu bia để uống mà còn giao thương với thế giới bên ngoài. Cũng từ đó, bia Thầy Tu bắt đầu xây dựng danh tiếng.
Tuy nhiên, vào năm 1796, làn sóng Cách mạng Pháp khiến mọi tu viện bị phá hủy, các tu sĩ bị buộc phải rời đi. Bia thầy tu cũng biến mất suốt hơn một thế kỷ, cho đến khi được khôi phục và phát triển mạnh mẽ vào thập niên 1940.
Khi này, lại có vấn đề nảy sinh. Ngày càng nhiều loại “bia thầy tu” xuất hiện – nhưng lại được sản xuất bởi những người chưa từng bước chân vào tu viện. Một số nhà nấu bia chọn cách hợp tác chân chính với các tu viện và chia sẻ lợi nhuận. Nhưng nhiều người khác đơn giản chỉ in hình một tu sĩ lên nhãn, đặt tên theo một vị thánh hay một tu viện hoang tàn, rồi hưởng lợi riêng.
Dù các tu sĩ Trappist lúc đầu vẫn giữ thái độ điềm tĩnh, tránh tranh chấp, nhưng đến năm 1960, mọi thứ thay đổi. Khi nhà máy bia Veltem ở Leuven tung ra sản phẩm mang tên “Veltem Trappist”, tu viện Abbaye Notre-Dame d’Orval đã thuê luật sư khởi kiện.
Sự kiện này dẫn đến phán quyết của The Belgian Trade and Commerce vào năm 1962 như ta đã thấy ở trên.
Xem thêm: Top 10 Loại Bia Đen Đức Hot Nhất.