Hộp quà tết 2024
Hộp quà tết 2024
Các sản phẩm hộp quà tết Rượu Tốt
Thu Trang  23-11-2024

Rượu soju có say không? Mẹo uống rượu không say

Rượu Soju đang ngày càng được ưa chuộng trong giới trẻ Việt Nam vì hương vị đa dạng, ngọt ngào dễ uống. Tuy nhiên, cũng có nhiều người thắc mắc rượu soju có say không. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này và đưa ra những mẹo uống rượu không say.

Uống rượu Soju có say không?

Nhiều người lầm tưởng vì rượu soju có vị ngọt, chỉ như “nước hoa quả lên men” nên không thể gây say. Tuy nhiên, uống rượu soju hoàn toàn có thể gây say. Người bình thường có thể say rượu Soju khi uống từ hai đến ba ly.

Rượu soju có say không

“Rượu nào mà rượu chẳng say” - đã nói đến rượu thì không có loại rượu nào không gây say, chỉ là say nhiều hay ít, và uống bao nhiêu thì mới say.

Một chai rượu Soju thông thường (360ml) có nồng độ cồn rơi vào khoảng 12 đến dưới 20%. Để dễ hình dung hơn thì một lon bia 360ml (như Bia Hà Nội, Bia Saigon…) sẽ có nồng độ là 4,6 - 5,5%. Điều này cũng có nghĩa là, rượu Soju có nồng độ cồn gấp 3 - 4 lần bia.

Xem thêm bài biết: Rượu Soju bao nhiêu độ.

Vì vậy nếu bạn uống một lon bia đã say, thì bạn chỉ nên uống 1/4 chai soju - 90ml rượu, tương đương 2 ly rượu đầy (Chén rượu của Việt Nam có dung tích khoảng 35 - 50ml).

Tại sao có người uống rượu soju nhanh say, người thì không?

Chúng ta thường nghe thấy từ “tửu lượng” để chỉ khả năng uống được rượu nhiều hay ít. Những người có tửu lượng cao thì uống sẽ lâu say, còn người có tửu lượng thấp thì uống một ly đã say. Điều này xảy ra bởi khả năng xử lý cồn trong cơ thể mỗi người là khác nhau.

Khoa học đã chỉ ra, trong cơ thể con người có một loại enzym giúp chuyển hóa cồn. Enzym này càng nhiều, tốc độ chuyển hóa cồn sẽ càng nhanh và người đó sẽ ít bị say hơn. Và ngược lại. Tình trạng không chuyển hóa được cồn sẽ khiến cơ thể tích tụ một loại hợp chất gây ra biểu hiện đỏ da, nôn mửa.

Bên cạnh “tửu lượng”, tình trạng say khi uống rượu soju còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Giới tính: Phụ nữ thường dễ say hơn đàn ông do tỷ lệ mỡ cao hơn và tốc độ chuyển hoá cồn chậm hơn.
  • Tốc độ uống: Tốc độ uống rượu soju càng nhanh, càng dễ say hơn do cơ thể không có thời gian để xử lý cồn.
  • Trạng thái dạ dày: Uống rượu soju khi đói không chỉ có hại cho dạ dày mà còn khiến bạn dễ lâm vào trạng thái say do máu hấp thu rượu nhanh hơn so với khi rượu hòa cùng thức ăn.
  • Sử dụng chất kích thích: Một số người khi uống rượu soju lại kết hợp cả hút thuốc vì khiến cơ thể có cảm giác “lâng lâng” hơn. Điều này là do cồn làm cho mạch máu giãn nở, đẩy nhanh tuần hoàn máu trong cơ thể; còn nicotin trong thuốc lá lại dễ hòa tan trong nước. Vì vậy, khi uống rượu - hút thuốc sẽ đẩy nhanh tốc độ hấp thụ chất nicotin, gây cảm giác “say”.
  • Độ loãng: Rượu Soju được pha loãng hơn sẽ làm giảm nồng độ cồn, giúp ta bớt say hơn. Nghĩa là cùng là một chén Soju, nhưng chén Soju được pha loãng (với nước hoặc bia) sẽ gây say chậm hơn.

ruou soju uong say co khong

Mẹo uống rượu không say khi uống rượu Soju

Để tránh bị say quá độ khi uống rượu Soju nói riêng và các loại rượu, bia nói chung, bạn có thể áp dụng những mẹo sau đây:

  • Uống rượu soju từ từ
  • Ăn (no thì càng tốt) trước khi uống. Trong lúc uống cũng kết hợp với các món ăn kèm
  • Ăn một thìa dầu ăn trước khi uống giúp bảo vệ niêm mạc ruột và làm chậm quá trình hấp thụ cồn vào máu
  • Uống nhiều nước lọc để làm loãng nồng độ cồn trong máu
  • Tránh uống rượu ướp lạnh nếu tửu lượng kém. Có thể đun âm ấm rượu soju để là giảm hàm lượng andehit. Andehit là một phần nguyên nhân gây đau đầu, chóng mặt, sốc rượu bởi chất này kích thích cho hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn hoạt động mạnh mẽ, làm tăng huyết áp đột ngột.
  • Nếu bạn cảm thấy hơi lâng lâng và có dấu hiệu say rượu thì nên ngừng uống. Tránh nạp quá nhiều rượu gây chóng mặt, buồn nôn.
  • Sử dụng các thực phẩm giải rượu trước và sau khi uống rượu. Trước khi uống có thể tham khảo Phosphalugel, gói chữ Y hoặc Gaviscon. Sau uống tham khảo thêm ở bài viết về nước giải bia rượu hiệu quả.

Lưu ý để giữ an toàn sau khi uống rượu Soju

  • Giữ ấm cơ thể, tránh ra gió
  • Không đi tắm bởi có thể gây choáng váng, thậm chí đột quỵ
  • Không uống thức uống có ga vì CO2 có trong đó sẽ đẩy nhanh tốc độ hấp thụ cồn
  • Nếu cảm thấy buồn nôn, bạn hãy nôn hết để độc tố được loại bỏ khỏi cơ thể.

Nếu cơ địa không uống được rượu, hãy hạn chế uống rượu ở mức tối thiểu. Ngoài ra, những người có tửu lượng cao cũng chưa chắc là điều tốt. Các nhà khoa học đã chỉ ra uống khó say hơn có thể khiến cơ thể không cảm nhận được đầy đủ sự tác động của rượu bia đến các giác quan.

Dù tửu lượng cao hay thấp, thì tác hại của rượu bia đến các cơ quan trong cơ thể là như nhau. Vì vậy, hãy uống rượu một cách điều độ để bảo vệ sức khỏe của mình và ghi nhớ: ĐÃ UỐNG RƯỢU THÌ KHÔNG LÁI XE!

Trên đây, Rượu Tốt vừa giúp bạn giải đáp câu hỏi “Rượu soju có say không”. Mong bạn đã có được những thông tin hữu ích. Đừng quên ghé trang tin tức của chúng tôi mỗi ngày để đọc thêm nhiều kiến thức hay ho về rượu nhé!

Hệ thống bán hàng của rượu tốt

Quý khách mua hàng có thể liên hệ khu vực gần nhất

Rượu Tốt Đống Đa-HN

Rượu Tốt Long Biên-HN

Rượu Tốt Tân Bình-HCM

Rượu Tốt Duy Tiên - Hà Nam

Rượu Tốt Vinh - Nghệ An

Rượu Tốt Trần Phú - Hà Tĩnh

Rượu Tốt Đồng Nai

  • Trảng Dài Biên Hòa: 710 Đồng Khởi, Tổ 1, Khu phố 2A, Phường Trảng Dài, TP Biên Hòa (Có chỗ đậu ôtô)
  • 0794.682.268
  • ruoubiatot@gmail.com

Rượu Tốt Bạc Liêu

Ship hàng nhanh trong giờ - Giao hàng nhanh toàn quốctruck

Báo chí nói gì về chúng tôi?

Danh mục Trang chủ Cửa hàng Fanpage Chat Zalo Messenger